Ôn tập Mạng máy tính

⚠️ LƯU Ý

Chỉ tham khảo vì mỗi học kỳ sẽ mỗi khác nên đây là bài tham khảo của năm học kỳ I-2021 của đại học Cần Thơ

Câu số 1

❓ CÂU HỎI

Hãy trình bày mọi hiểu biết về giao thức RIPOSFP trong định tuyến nội miền

Câu số 2

❓ CÂU HỎI

Cho sơ đồ mạng được thiết kế như sau:

  • Hãy đề xuất các địa chỉ mạng, địa chỉ IP phù hợp cho các LAN và các thiết bị trong sơ đồ mạng

  • Sử dụng Kathara để xây dựng mô hình mạng

Tạo thư mục và các file

Tạo các thư mục theo mô hình như sau:

Bằng các dòng lệnh dưới đây :

mkdir ~/Desktop/OnTap
cd ~/Desktop/OnTap
mkdir webserver pc1 pc2 switch1 router0 router1 router2 router3 router4 router5 router6
touch webserver.startup pc1.startup pc2.startup switch1.startup
touch router0.startup router1.startup router2.startup router3.startup router4.startup router5.startup router6.startup

Thiết lập các file

Mô hình lại bài toán

⚠️ LƯU Ý

Vì mô hình trên đề bài không có các nhánh mạng nên ta phải tự mô hình cá nhân như sau:

Tốt nhất là bạn nên làm theo quy tắc thứ tự chữ cáisố

Cấu hình file lab.conf

Nhìn theo mô hình và ta cấu hình file lab.conf như sau:

webserver[0]=A
pc1[0]=F
pc2[0]=G

switch1[0]=F
switch1[1]=G
switch1[2]=H

router0[0]=C
router0[1]=D
router0[2]=I
router0[3]=J

router1[0]=B  
router1[1]=C

router2[0]=A
router2[1]=B
router2[2]=E

router3[0]=D
router3[1]=E

router4[0]=J
router4[1]=K

router5[0]=K
router5[1]=M

router6[0]=H
router6[1]=I
router6[2]=M

Cấu hình các thiết bị

Nhìn trên mô hình ta sẽ có các thiết bị như: webserver, pc1, pc2, switch1

:::: tabs

::: tab webserver.startup

ifconfig eth0 12.18.10.139/25 up
route add default gw 12.18.10.140

:::

::: tab pc1.startup

ifconfig eth0 192.168.10.10/24 up
route add default gw 192.168.10.1

:::

::: tab pc2.startup

ifconfig eth0 192.168.10.11/24
route add default gw 192.168.10.1

:::

::: tab switch1.startup

ifconfig eth0 up
ifconfig eth1 up
ifconfig eth2 up 
brctl addbr br0

brctl addif br0 eth0
brctl addif br0 eth1
brctl addif br0 eth2

brctl stp br0 on
ifconfig br0 up

::: ::::

⚠️ LƯU Ý

  • webserver kết nối tới eth0 của router2, ta cho 12.18.10.140

    thì ta bắt buộc phải cấu hình eth0 của router2 y vậy

  • pc1pc2 kết nối với eth0 của router6, ta cho 192.168.10.1

    thì ta bắt buộc phải cấu hình eth0 của router6 y vậy

Cấu hình các router

💡 NHẬN XÉT

  • router1, router2, router3 theo nhánh mạng 110.178.29.192/27 và sử dụng giải thuật OSPF

  • router4, router5, router6 theo nhánh mạng 110.84.59.0/25 và sử dụng giải thuật RIP

  • router0 theo cả 2 nhánh mạng trên và sử dụng đồng thời OSPFRIP

Chia nhánh mạng con

Chúng ta phải thực hiện chia nháng mạng con, gồm 2 nhánh mỗi nhánh chia 4 mạng con

==> Chúng ta phải chia cho 8 nhánh vì 4 nhánh nhưng chỉ sử dụng được 2 nhánh mạng con

💡 MẸO

Để mọi thứ được dễ dàng hơn, sử dụng công cụ easy-subnetopen in new window để chia nhánh mạng con tự động

⚠️ LƯU Ý

Như trên hình, chúng ta không sử dụng nhánh mạng net1 vì nó trùng với mạng gốc và không sử dụng net8 vì nó trùng với boardcast mạng gốc

==> Chúng ta sử dụng từ net2net5

Và từ các nhánh mạng, hãy lập ra danh sách các router kết nối với nó và đặt IP theo tứ tự tăng dần

NhánhMạngRouter
B110.178.29.196/30router1 (197)
router2 (198)
C110.178.29.200/30router0 (201)
router1 (202)
D110.178.29.204/30router0 (205)
router3 (206)
E110.178.29.208/30router2 (209)
router3 (210)
NhánhMạngRouter
I110.84.59.16/28router0 (17)
router6 (18)
J110.84.59.32/28router0 (33)
router4 (34)
K110.84.59.48/28router4 (49)
router5 (50)
M110.84.59.64/28router5 (65)
router6 (66)

💡 MẸO

Nếu mô hình theo thứ tự và có quy tắc, sẽ không cần phải nhìn mô hình mà nhìn thẳng bảng trên

Từ bảng trên ta cấu hình các router như sau:

:::: tabs

::: tab router0.startup

ifconfig eth0 110.178.29.201/30 up
ifconfig eth1 110.178.29.205/30 up
ifconfig eth2 110.84.59.17/28 up
ifconfig eth3 110.84.59.33/28 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router1.startup

ifconfig eth0 110.178.29.197/30 up
ifconfig eth1 110.178.29.202/30 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router2.startup

ifconfig eth0 12.18.10.140/25 up
ifconfig eth1 110.178.29.198/30 up
ifconfig eth2 110.178.29.209/30 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router3.startup

ifconfig eth0 110.178.29.206/30 up
ifconfig eth1 110.178.29.210/30 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router4.startup

ifconfig eth0 110.84.59.34/28 up
ifconfig eth1 110.84.59.49/28 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router5.startup

ifconfig eth0 110.84.59.50/28 up
ifconfig eth1 110.84.59.65/28 up
/etc/init.d/quagga start

:::

::: tab router6.startup

ifconfig eth0 192.168.10.1/24 up
ifconfig eth1 110.84.59.18/28 up
ifconfig eth2 110.84.59.66/28 up
/etc/init.d/quagga start

::: ::::

/etc/init.d/quagga start là để khởi động dịch vụ định tuyến nội miền tự động, thay cho lệnh route add -net (đây là định tuyến thủ công)

Cấu hình dịch vụ Quagga

💡 NHẬN XÉT

Ta phân ra 3 phần cấu hình như sau :

  • router4, router5, router6 sử dụng giải thuật RIP (nên làm trước)

  • router1, router2, router3 sử dụng giải thuật OSPF

  • router0 sử dụng cả 2 giải thuật trên

Cẩu hình cho router sử dụng RIP

Cụ thể là router4, router5, router6

Từ router4 hãy tạo thư mục và các file như sau:

:::: tabs

::: tab daemons

zebra=yes
ripd=yes

:::

::: tab zebra.conf

hostname zebra
password zebra
enable password zebra

:::

::: tab rip.conf

hostname ripd
password zebra
enable password zebra

router rip
network 110.84.59.0/25
redistribute connected

::: ::::

💡 MẸO

Hãy copy file từ router4 qua router5router6 như sau:

cp -r router4/etc router5
cp -r router4/etc router6

Cấu hình cho router sử dụng OSPF

Cụ thể là router1, router2, router3

Từ router1 hãy tạo thư mục và các file như sau:

:::: tabs

::: tab daemons

zebra=yes
ospfd=yes

:::

::: tab zebra.conf

hostname zebra
password zebra
enable password zebra

::: ::::

:::: tabs

::: tab ospfd.conf (router1)

hostname ospfd
password zebra
enable password zebra

interface eth0
interface eth1
ospf cost 20

router ospf
network 110.178.29.192/27 area 0.0.0.0
redistribute connected

:::

::: tab ospfd.conf (router2)

hostname ospfd
password zebra
enable password zebra

interface eth1
interface eth2
ospf cost 40

router ospf
network 110.178.29.192/27 area 0.0.0.0
redistribute connected

:::

::: tab ospfd.conf (router3)

hostname ospfd
password zebra
enable password zebra

interface eth0
interface eth1
ospf cost 60

router ospf
network 110.178.29.192/27 area 0.0.0.0
redistribute connected

::: ::::

🚨 CHÚ Ý

Mỗi router cấu hình OSPF sẽ mỗi khác

Hãy để ý interfacecost của chúng

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh cp như trên để làm nhanh quá trình

Cấu hình cho router0

Đây là router đặc biệt nên ta phải cấu hình như sau:

:::: tabs

::: tab daemons

zebra=yes
ospfd=yes
ripd=yes

:::

::: tab zebra.conf

hostname zebra
password zebra
enable password zebra

:::

::: tab ripd.conf

hostname ripd
password zebra
enable password zebra

router rip
network 110.84.59.0/25
redistribute connected

redistribute ospf

:::

::: tab ospfd.conf

hostname ospfd
password zebra
enable password zebra

interface eth0
interface eth1
ospf cost 15

router ospf
network 110.178.29.192/27 area 0.0.0.0
redistribute connected

redistribute rip

::: ::::

🚨 CHÚ Ý

  • daemons ta khởi động cả 2 giải thuật ripdospfd

  • ripd.conf ta thêm dòng redistribute ospf để phân phối cùng với giải thuật OSPF

  • ospfd.conf ta thêm dòng redistribute rip để phân phối cùng với giải thuật RIP và cost là 15

Khởi động hệ thống máy ảo

Sử dụng lệnh kathara lstart để khởi động hệ thống máy ảo

💡 MẸO

  • Hãy xem trên mỗi thiết bị có cái nào báo lỗi cấu hình network sai => nếu có ta hãy sửa nó

  • Hãy kiểm tra dịch vụ quagga trên các router bằng lệnh sau:

    /etc/init.d/quagga status
    

==> Khi đã sửa các sai sót hãy gõ lệnh kathara lrestart để khởi động lại hệ thống máy ảo

Kiểm tra liên thông của các thiệt bị

Ta không cần thiết phải kiểm tra hết thiết bị, hãy lấy ngẫu nhiên 2 cái bạn thích

Mình sẽ lấy router1router4

Từ 2 thiết bị này hãy gõ lệnh route như sau và quan sát bảng vạch đường

💡 NHẬN XÉT

  • Khung màu cam cho thấy có thể ping tới webserver

  • Khung màu đỏ cho thấy có thể ping tới router0, router4, router5, router6

  • Khung màu xanh cho thấy có thể ping tới router0, router1, router2, router3

  • Khung màu tím cho thấy có thể ping tới pc1, pc2, switch1

==> Ta không cần phải kiểm tra lệnh ping nếu bảng vạch đường, nhưng bạn hoàn toàn có thể để chắc chắn

Khởi động dịch vụ webserver

Từ webserver hãy gõ lệnh sau để khởi động dịch vụ apache2

/etc/init.d/apache2 start

Sau đó từ pc1pc2 gõ lệnh links và kết nối đến 12.18.10.139 (ip của webserver)

F10 để ra Menubar

Hủy hệ thống máy ảo

Sử dụng lệnh kathara lclean để hủy hệ thống máy ảo


Cập nhật lúc :
Tác giả: Zenfection, Zenfection