Bài 11: Đồ thị Hamilton

Tham khảo Video sau đây :

1.Định nghĩa

  • Đường đi Hamilton là đường đi qua tất cả các đỉnh trong đồ thị, mỗi đỉnh đúng 1 lần

  • Chu trình Hamilton là đường đi hamilton đi bắt đầu từ 1 đỉnh và trở lại đúng đỉnh đó

💡 GHI NHỚ

  • Đồ thị gọi là dồ thị Hamilton nếu nó chứa chu trình Hamilton

  • Đồ thị gọi là đồ thị nửa Hamilton nếu nó chứa đường đi Hamilton

2.Nhận biết Hamilton

⚠️ LƯU Ý

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được điều kiện cần và đủ để tồn tại chu trình Hamilton

Các kết quả thu được phần lớn là các điều kiện đủ để một đồ thị Hamilton là có dạng "nếu G có số cạnh đủ lớn thì G là Hamilton"

💡 Đồ thị không phải Hamilton

  • Đồ thị có đỉnh treo không thể tạo ra chu trình Hamilton

  • Nếu một định có bậc 2 thì cả 2 cạnh liên thuộc với đỉnh này phải là một phần của chu trình Hamilton

⚠️ LƯU Ý

Chu trình Hamilton không thể chứa chu trình nhỏ hơn trong nó

3.Định lý

Định lý Dirac (1952)

Một đơn đồ thị vô hướng G=(V, E) với n đỉnh (n >= 3) có chu trình Hamilton nếu

deg(v) ≥ n/2 với ∀v ∈ V

Định lý Ore (1960)

Đồ thị vô hướng G=(V, E) với |V| ≥ 3 có chu trình Hamilton khi :

với ∀(u,v) ∉ E => deg(u) + deg(v) ≥ n

⚠️ LƯU Ý

Cả 2 định lý trên đều chỉ là điều kiện đủ để một đơn đồ thị liên thông có tồn tại chu trình Hamilton => không phải là điều kiện cần

==> Tồn tại một số đồ thị không thoả 2 định lý trên

==> Nếu thoả thì chắc chắn nó là Hamilton còn nếu không thoả thì không kết luận được gì

4.Bài tập

Tham khảo Video sau đây :

Cập nhật lúc :
Tác giả: Zenfection, Zenfection